Xu hướng này đã tăng lên mặc dù có sự sụt giảm nhỏ vào năm ngoái do COVID-19. Đây là nhận định của Công ty môi giới tái bảo hiểm và bảo hiểm chuyên biệt BMS Group có trụ sở tại Luân đôn trong bản báo cáo có tựa đề “Báo cáo cổ phần tư nhân, Mua bán và sáp nhập và Thuế – Tái định nghĩa bảo hiểm M&A cho những năm 2020”.
Báo cáo cho biết, bảo hiểm M&A đã và đang trở thành một công cụ gia tăng giá trị trong các giao dịch M&A tại Châu Á trong vài năm qua. Dự kiến, việc sử dụng công cụ này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021.
Tuy nhiên, ở Châu Á Thái Bình Dương, ngoài Úc và New Zealand, sự có mặt của bảo hiểm trong các giao dịch M&A vẫn thấp hơn so với các khu vực Châu Âu, Anh và Bắc Mỹ. Tỷ lệ hợp đồng bảo hiểm M&A ở Châu Á Thái Bình Dương chỉ chiếm 5,7% trong tổng số các hợp đồng bảo hiểm phát sinh trên toàn cầu năm 2020.
Cứ 10 giao dịch cổ phần tư nhân ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì có khoảng 1 giao dịch được bảo hiểm. Ngược lại, cứ 5 giao dịch cổ phần tư nhân ở Bắc Mỹ thì có 4 trường hợp sử dụng bảo hiểm M&A. Ở Châu Âu và Vương quốc Anh, con số này hiện đang ổn định khoảng 2/3 số giao dịch có bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm bình quân tại Châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 là 1,31% trên số tiền bảo hiểm, thấp hơn Mỹ (2,85%) nhưng cao hơn Châu Âu/Anh (1,06/1,02%). Hạn mức bảo hiểm trung bình tại Châu Á – Thái Bình Dương là 25% giá trị doanh nghiệp, phù hợp với Châu Âu/Anh (26/27%) nhưng cao hơn Bắc Mỹ (19%).
Hoạt động M&A trong năm 2020 diễn ra tương đối mạnh mẽ trên diện rộng ở Châu Á, với một số ngành nhất định (ví dụ: công nghệ, kinh doanh tiêu dùng) và các khu vực pháp lý (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc) dẫn đầu. Nhiều người dự đoán rằng các nền kinh tế châu Á sẽ trỗi dậy mạnh mẽ từ cuộc suy thoái toàn cầu do COVID-19 thúc đẩy. Dự báo hoạt động M&A châu Á vào năm 2021 đầy hứa hẹn, được hỗ trợ bởi quý I tăng trưởng mạnh mẽ. Một trong các động lực chính đằng sau thực tế này là sự tập trung tăng cường và phân bổ vốn của các quỹ PE toàn cầu cho châu Á.
Mặc dù số lượng hợp đồng bảo hiểm M&A trong khu vực đã tăng lên trong 5 năm qua, nhưng vẫn chưa đạt được tốc độ tăng như ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Bảo hiểm M&A vẫn còn sơ khai ở một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong số các thị trường lớn nhất ở châu Á, do chưa quen với các giải pháp chuyển giao rủi ro như vậy. Ngược lại, các trung tâm tài chính châu Á như Singapore, Hồng Kông, Seoul và Tokyo, đã chứng kiến mức độ thâm nhập của bảo hiểm ngày càng cao.

Triển vọng
BMS kỳ vọng sự gia tăng cả nhu cầu của khách hàng và sự mong muốn của các công ty bảo hiểm đối với các giao dịch M&A châu Á do các bên thỏa thuận tìm cách áp đặt trách nhiệm pháp lý trong giao dịch. Các công ty bảo hiểm và công ty môi giới đều đã dự đoán nhu cầu gia tăng như vậy bằng cách đầu tư vào các nguồn lực bổ sung trong khu vực.
Bà Sandra Lee, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á của BMS Group, cho biết “Triển vọng của chúng tôi về thị trường Châu Á – Thái Bình Dương trong phần còn lại của năm 2021 là rất tốt, với dự kiến gia tăng đáng kể các hoạt động giao dịch do các công ty cổ phần tư nhân lớn bị thu hút bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ và các yếu tố cơ bản của khu vực”.
Mặc dù M&A diễn ra trên diện rộng nhưng đặc biệt hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và bất động sản.
Báo cáo này dựa trên kết quả cuộc khảo sát vào tháng 1 năm 2021 đối với 200 giám đốc điều hành cấp cao tại các quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới, ngân hàng đầu tư, công ty tài chính doanh nghiệp và nhiều cố vấn tài chính, thuế, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp về quan điểm của họ đối với bảo hiểm M&A.