Đó là trải nghiệm nhớ đời của một người dùng xe điện Audi Q8 e-tron 2024 tại Mỹ.
Chiếc xe đã chinh phục các ngọn núi ở Colorado trong nhiều ngày và cùng với tài xế trở về nhà cũ ở Colorado Springs một cách suôn sẻ. Ngày tiếp theo, tài xế phải có mặt ở Denver vào sáng sớm để trả xe. Và đó cũng là lúc "ác mộng" bắt đầu.
Tài xế đỗ chiếc xe điện Audi vào một trong số ít trụ sạc nhanh ở Colorado Springs rồi đi ăn tối với bạn. Trước khi rời đi, tài xế đã kiểm tra chắc chắn rằng xe đã cắm sạc, đèn đã xanh, trên trụ sạc cũng đã báo như đang sạc. Mọi thứ dường như đều ổn.
Khi người này trở lại trụ sạc sau gần 2 tiếng, màn hình báo xe không sạc thêm được chút nào, như hình bên dưới.
Tài xế hốt hoảng khi thấy thông báo trên màn hình, vì lượng pin còn lại chỉ đủ để xe chạy khoảng 34km, trong khi anh đang ở một căn chung cư không có sẵn trạm sạc, chứ không phải nhà riêng có lắp trụ sạc. Đã là 9 giờ tối và anh phải trả xe ở Denver cách đó 145km vào 6 giờ sáng.
Tài xế cùng với bạn thân lập tức lên mạng tìm kiếm các trạm sạc khác trong khu vực. Họ không cần trạm sạc siêu nhanh cỡ 350kW, mà chỉ cần mức 170kW, miễn là gần.
Họ đã tìm trên tất cả các trang thông tin về trạm sạc, như A Better Routeplanner, ChargeHub, và ChargeFinder, nhưng không thu được gì hữu ích. Đó là do không phải lúc nào các trang web và ứng dụng này cũng cung cấp những thông tin chính xác về điểm sạc.
Tài xế cùng với bạn thân chỉ phát hiện ra điều này khi truy cập trang thứ hai vốn liệt kê trạm sạc 50kW nhưng trên thực tế tối đa chỉ 7kW. Khi đó, chiếc Audi chỉ còn đi được khoảng 16km và đã gần 10 giờ tối. Sau hơn nửa tiếng sạc, họ có đủ pin để đi thêm khoảng 32km.
Họ tìm được trạm sạc thứ ba nhờ sự hỗ trợ của Google Maps cùng với các trang trên. Theo thông tin họ được cung cấp, đó là trạm sạc 150kW, nhưng khi họ tới nơi thì trụ không hoạt động. Họ không thể tiến hành thanh toán để sạc dù đã tìm mọi cách, từ dùng thử cứng cho tới tải ứng dụng về hai điện thoại khác nhau.
Chiếc xe lúc này chỉ còn đủ pin cho khoảng 20km nữa. Họ bắt đầu lo lắng.
Một trạm sạc khác, với công suất tối đa 50kW, ở cách đó khoảng 5km, được người dùng đánh giá khá tốt trên Google Maps. Nó nằm khá gần với hai trạm sạc khác có ít ý kiến đánh giá hơn nên họ tính có thể chuyển nếu không sạc được.
Tuy nhiên, trạm sạc này cũng không hoạt động; đó là trạm EVGO, và cũng giống trạm sạc ChargePoint, tài xế không thể kích hoạt trụ sạc. Lượng pin còn lại quá ít nên họ không muốn mạo hiểm, quyết định đi tìm trạm sạc trong khu vực bằng một chiếc xe Jeep chạy xăng.
May mắn là khi họ quay lại, trạm sạc EVGO cuối cùng cũng hoạt động. Tuy nhiên, "ác mộng" không kết thúc ở đó. Đã 10 giờ tối và trạm này có công suất 50kW nên cần nhiều thời gian để sạc.
Ngoài ra, hệ thống trạm sạc EVGO có giới hạn thời gian cắm sạc tối đa 60 phút/lần, tức là trong 1 tiếng, chỉ có thể sạc khoảng 45% pin. Về lý thuyết, như vậy là vừa đủ để chiếc xe tới Denver.
Sau khi sạc được 1 tiếng, tài xế phải rút sạc rồi cắm lại. Tuy nhiên, khi về đến nhà, tài xế mới phát hiện ra rằng khi anh khóa cửa xe thì phiên sạc cũng kết thúc. Điều đó có nghĩa là tài xế phải ở loanh quanh trạm sạc.
Bài học mà họ rút ra được là phải ngồi trông, cho đến khi chắc chắn rằng xe đang được sạc pin mới rời đi. Và bài học "đau đớn" nữa là tầm quan trọng của việc có trạm sạc đáng tin cậy, dù là ở nhà, cơ quan hay bất cứ nơi nào khác.