Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá dịch vụ và kho bãi quý III/2022 tăng 2,8% so với quý trước và tăng 12,44% so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Trong nước, bình quân quý III/2022 giá xăng dầu tăng 21,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ tăng 7,34%, cụ thể dịch vụ vận tải đường sắt tăng 8,03%, dịch vụ vận tải đường bộ và xe buýt tăng 7,23%.
Tình hình xăng dầu biến động (Ảnh ShutterStock)
Đầu tháng 9, giá xăng dầu dự đoán sẽ tiếp tục tăng giá. Sau nhiều lần tăng phi mã, giá nhiên liệu đã được điều chỉnh, theo đánh giá là giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí, nhưng song đó doanh nghiệp vẫn tiếp tục chịu sự áp lực từ chi phí sản xuất và nguyên vật liệu có giá leo thang, cước phí vận tải tăng.
Song đó, bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp về nguồn cung xăng dầu và xung đột Nga - Ukraine vẫn ở mức căng thẳng đã tạo áp lực cho các doanh nghiệp vận tải khó có thể xoay xở điều chỉnh giá cước và chỉ có thể duy trì hoạt động cầm chừng. Trước tình hình đó, đã làm cản trở sự phát triển nền kinh tế, tác động mạnh mẽ tới hoạt động vận tải doanh nghiệp những tháng cuối năm.
Phương án “gỡ khó” cho doanh nghiệp vận tải
Trước tình hình biến động nhiên liệu liên tục thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải cần đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp, để khắc phục tình trạng khó khăn, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ở giai đoạn cao điểm những tháng cuối năm. Nếu không sớm khắc phục hoặc bình ổn được giá xăng dầu, thì thời điểm 31/12/2022 khi các chính sách hỗ trợ dịch cho các doanh nghiệp kết thúc, quay về trạng thái ban đầu thì các doanh nghiệp vận tải sẽ tiếp tục như một vòng luẩn quẩn rơi vào cảnh khó khăn tiếp diễn.
Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp công ty, doanh nghiệp vận tải duy trì hoạt động trong thời điểm biến động:
“Gỡ khó” cho hoạt động vận chuyển
Hoạt động vận chuyển cần đưa ra các giải pháp để quá trình trung chuyển của các tuyến đường được hiệu quả và giảm thiểu các chi phí giao nhận hàng rải rác làm gia tăng nhiều chi phí không mong muốn.
Việc tăng cường liên kết, quản lý hoạt động vận chuyển chặt chẽ với hiệp hội vận tải là cơ hội để “gỡ khó” các cước phí không phù hợp, nâng cao năng lực quản lý, kịp thời đưa ra giải pháp hoạt động tốt hơn.
Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
Vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vận tải tăng cao, cả hai bên cung - cầu đều tăng tốc dốc hết công năng để tiến độ vận chuyển, sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trước áp lực về giá nhiên liệu biến động mạnh, vẫn tồn tại những khó khăn và áp lực cho doanh nghiệp vận tải.
Vì vậy, doanh nghiệp cần điều chỉnh phương án cung cấp dịch vụ, tìm ra cách tối ưu chi phí như: mở rộng tuyến đường, tiết kiệm nguyên vật liệu, tìm kiếm nhà cung cấp các dòng xe tải có tần suất nhẹ, tối ưu chi phí vận hành cho vận tải đường dài.
Hiểu được tình trạng biến động tăng/ giảm bất tương xứng của giá xăng dầu, nhiều doanh nghiệp đã có động thái hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Nổi bật phải kể đến là chương trình hỗ trợ của Isuzu, CTKM lần này được xem là hấp dẫn trong những tháng cuối năm, sẵn sàng tăng tốc hỗ trợ khách hàng sở hữu các dòng xe vận tải có khả năng vận chuyển hàng hóa hạng trung, hạng nặng và đường dài.
Xe tải đường dài vận hành bền bỉ (Ảnh: Internet)
Một trong những giải pháp tối ưu chi phí vận chuyển hiệu quả là một động cơ tiêu chuẩn Euro 4 sở hữu trọng tải từ 9 - 15 tấn như các chiến binh F-Series được đa dạng hóa khả năng chịu tải tốt, vận hành bền bỉ trên các tuyến đường dài và tiết kiệm tối đa nhiên liệu cho doanh nghiệp vận tải.
Chương trình được phát động, nhằm đồng hành cùng khách hàng vượt qua giai đoạn biến động nhiên liệu khó khăn. Theo đại diện Isuzu cho biết: “Chuỗi hoạt động hỗ trợ khách hàng được tổ chức thường xuyên trên tất cả Hệ thống Đại lý Isuzu". Đây cũng là một cơ hội để Isuzu tri ân sự tin tưởng của quý khách hàng đã đồng hành trong suốt thời gian vừa qua.