Phó chủ tịch phụ trách và bán hàng của Honda Mỹ - ông Dave Gardner cho rằng với cùng một dòng xe tương ứng thì phiên bản chạy điện sẽ luôn đắt hơn xe động cơ đốt. Lý do nằm ở bộ pin lithium-ion được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên xe điện.
"Chúng tôi (Honda) không thực sự tin rằng công nghệ pin lithium-ion hiện tại là giải pháp lâu dài", ông Gardner nói. Theo nhà lãnh đạo này của Honda, công nghệ pin thể rắn hiện vẫn đang trong quá trình phát triển mới có thể "thay đổi cuộc chơi".
Trước đó vào tháng 4, Mercedes-Benz cũng cho rằng chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong.
Mặc dù pin thể rắn vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa thể sản xuất đại trà ngay, nhưng Honda đã chủ động phát triển công nghệ pin này và dự kiến ban đầu sẽ thử nghiệm trên quy mô nhỏ, rồi tăng dần lên.
Hãng xe Nhật Bản cho biết sẽ đầu tư 310 triệu USD vào dự án sản xuất thử nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của việc sản xuất đại trà pin thể rắn.
Không chỉ có Honda, toàn ngành công nghiệp đang đối mặt với vấn đề chi phí, do khủng hoảng chuỗi cung ứng có thể đánh bay nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất pin lithium-ion. Trong 10 năm qua, con số này đã giảm từ mức 1.200 USD/kWh xuống chỉ còn 132 USD/kWh hợp lý hơn nhiều.
Nếu muốn cắt giảm hơn nữa chi phí sản xuất pin lithium-ion thì phải có vật liệu thô giá rẻ hơn, chứ không thể tăng hiệu suất pin. Trong khi đó, chuỗi cung ứng đang bị khủng hoảng nên không thể có việc giảm giá vật liệu thô.
Điều đó có nghĩa là mức giá hiện tại của xe điện đã ở mức thấp nhất có thể. Quan điểm của lãnh đạo Honda là công nghệ pin thể rắn sẽ thay đổi bộ mặt ngành xe điện.